TÍNH HỆ THỐNG

Tính hệ thống

Các bạn có biết một trong những điểm mấu chốt khác biệt giữa người làm ở tập đoàn có ít nhất vài nghìn người trở lên với người làm ở tổ chức, công ty có vài trăm người là gì không?

Và bạn có biết lý do vì sao các tổ chức, công ty có vài trăm người thích tuyển những người từng làm ở tập đoàn lớn vài nghìn người trở lên là gì không?

Đó là họ có tư duy tính hệ thống, làm việc có tính hệ thống, tương tác phòng ban có tính hệ thống.

Vậy tính hệ thống hiểu nôm na nó là một kỹ năng tư duy não bộ hay hành động, làm việc tương tác bất cứ một vấn đề nào đều có góc nhìn đa chiều và hệ thống. Sẽ hạn chế được những rủi ro, sai phạm không đáng có.

Một ví dụ cơ bản để các bạn hình dung. “Thầy bói xem voi” là câu truyện ngụ ngôn mà ai cũng biết, được học khi còn nhỏ. Bên cạnh ý nghĩa răn dạy về “sự học” của ông cha xưa, câu chuyện này chứa đựng bài học để các nhà quản trị trong thời đại 4.0 học hỏi. Tôi kể tóm tắt đại khái lại một vài ý chính câu chuyện cho các bạn nào chưa biết về câu chuyện này. Chuyện ngày xưa có 6 thầy bói mù sống trong một ngôi làng. Thầy nào cũng phàn nàn chưa biết con voi trông hình dạng nó như thế nào. Thế là rủ nhau đi xem voi, thầy sờ chân thì phán con voi nó như cái cột nhà. Thầy sờ vào đuôi voi thì nói nó như sợi dây thừng. Thầy sờ vòi voi thì nói nó như một con trăng. Thầy sờ bụng thì nói nó to như một bức tường lớn. Và không thầy nào chịu nhường thầy nào, tranh cãi với nhau nhận định về con voi.

Lý do các thấy bói mù cảm nhận con voi khác nhau là bởi họ chỉ sờ vào một phần của con voi. Giống như trong doanh nghiệp cũng vậy, nếu nhà quản trị doanh nghiệp hay là các nhân viên chuyên trách bộ phận, chỉ tập trung nhìn vào những mảng chuyên môn mình giỏi mà bỏ qua những góc nhìn khác từ các bộ phận khác trong tổ chức, hay góc nhìn từ bên ngoài tổ chức, thị trường & khách hàng đánh giá sản phẩm tổ chức như thế nào. Dễ dẫn đến những định hướng, kết quả công việc sai lệch, có thể gây hậu quả nghiêm trọng.

Mỗi một vấn đề trong tổ chức/doanh nghiệp đều đang nằm trong một hệ thống. Vì vậy cần phải đặt nó trong hệ thống để xem xét mọi khía cạnh khác nhau tác động. Có như vậy mới giải quyết được tận rễ của vấn đề.

Trong thực tế, có rất nhiều những mâu thuẫn nội bộ trong tổ chức, giữa cá nhân với cá nhân, giữa bộ phận này với bộ phận khác. Các mâu thuẫn ngày càng leo thang mà nếu nhà quản trị không có tư duy hệ thống hay các trưởng bộ phận, nhân viên chuyên trách không có tư duy này thì tổ chức/doanh nghiệp đó khó mà lớn mạnh, vì một người chạy, ba người kéo lại.

Do đó tư duy hệ thống chính là chìa khoá đưa nhà điều hành thoát khỏi lối mòn kinh doanh đơn lẻ, ngắn hạn, tư duy hệ thống tập trung vào cách một thành phần, bộ phận, cá nhân tương tác với các thành phần còn lại trong tổ chức để cùng phối hợp phục vụ mục tiêu chung của tổ chức.

Và tư duy hệ thống, cũng là cách để giúp các tổ chức/doanh nghiệp bắt kịp xu hướng thế giới, vượt qua được những thách thức, tận dụng được các cơ hội trong một thế giới nhiều chuyển động mạnh mẽ như ngày nay.

Tính hệ thống

Các dấu hiệu của người làm việc có tính hệ thống:

  1. Làm việc luôn có kế hoạch & deadline cụ thể & ưu tiên mức độ nặng nhẹ cho từng đầu mục công việc.
  2. Cách viết email, gửi email: To, Cc, Bcc; Tiêu đề rất rõ ràng cụ thể. Nội dung email ngắn gọn, xúc tích, dễ hiểu, ý chính có thể gửi cho vài trăm người trong một email nhưng mọi người đều hiểu công việc để phối hợp mà không cần hỏi lại.
  3. Nói năng rành mạch, lưu loát, gãy gọn. Không trùng lắp ý, không có các từ thừa
  4. Tác phong làm việc, tương tác đối nội, đối ngoại rất rõ ràng, cụ thể. Không nói chung chung hay mâu thuẫn với lời nói hành động của chính mình.
  5. Khi xảy ra tranh cãi về một nội dung nào đó trong cuộc họp, người có tư duy hệ thống thường sẽ lắng nghe nhiều, sau đó đưa ra giải pháp cụ thể. Không áp đặt ý kiến cá nhân, phiến diện, không đẩy mạnh cảm xúc cá nhân để đưa ra quyết định giải quyết công việc.
  6. Người có tư duy hệ thống quản trị, điều hành đội ngũ, sẽ tạo ra một đội ngũ làm việc có KPIs cụ thể, timeline rõ ràng, các thành viên chủ động được công việc và phối hợp nhịp nhàng với nhau, sử dụng được sức mạnh tập thể team work giải quyết được một khối lượng lớn công việc, với yêu cầu cao mà họ vẫn có thời gian cho bản thân & gia đình.

 

Với đơn cử những dẫn chứng dấu hiệu của người làm việc, tư duy có tính hệ thống. Các bạn cũng sẽ biết được kết quả công việc của họ như thế nào rồi phải không? Đúng vậy, họ thường có cơ hội & làm việc ở các tập đoàn lớn, ở các vị trí cấp cao và có con đường sự nghiệp rộng mở. Các tổ chức/doanh nghiệp nào càng có nhiều người có tư duy hệ thống, tổ chức đó sẽ nhanh chóng phát triển, dễ dàng hoà nhập với thị trường thế giới, gia tăng lợi thế cạnh tranh cho tổ chức/doanh nghiệp đó.

 

Vậy làm sao để phát triển kỹ năng, tư duy và làm việc có tính hệ thống. Các bạn có thể thực tập & rèn luyện theo các cách sau:

  1. Tiếp cận bất cứ một vấn đề, nên lưu ý phải tiếp cận ở nhiều góc nhìn. Ví dụ: góc nhìn bạn là người sử dụng, bạn là người bán, bạn là người tạo ra sản phẩm đó, bạn là người chủ doanh nghiệp tạo ra sản phẩm đó.
  2. Làm việc nên có kế hoạch, timeline, Kpis cụ thể rõ ràng. Không hứa hẹn, nói chung chung
  3. Nên đặt mình vào nhiều vị trí khác nhau không chỉ trong suy nghĩ mà là trong thực tế. Ví dụ: bạn đang làm marketing, thì cũng nên tự đặt mình vào vai trò sales làm việc của sales team để hiểu những cái khó, cái phần chìm tảng băng trôi của họ. Để lắng nghe & thấu hiểu cũng như có thêm kiến thức kinh nghiệm sales thì bạn làm marketing sẽ hiệu quả hơn.
  4. Và luôn duy trì thói quen, tư duy & làm việc có tính hệ thống liên tục, tránh bị gián đoạn. Luyện tập trong một khoảng thời gian dài, để dần trở thành một phần của con người bạn.

Và cuối cùng, để có thể làm bất cứ điều gì bạn phải tìm được đúng & đủ động lực đủ lớn để có thể thay đổi, ngày một hoàn thiện bản thân mình hơn. Trở thành phiên bản tốt nhất của bạn!

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top